Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Cách chữa đau bụng kinh hiệu quả

Những phụ nữ hay bị đau bụng khi hành kinh có thể khắc phục tình trạng này bằng cách tự tạo lập một cuộc sống tinh thần thoải mái. Trước và trong kỳ kinh, nên tránh ăn các đồ sống lạnh, ưu tiên các thực phẩm có tính ấm như trứng gà, đường đỏ, thịt dê, thịt lợn, nấm, mộc nhĩ...
Đau bụng kinh (thống kinh) là tình trạng đau bụng vùng hạ vị, xuất hiện trước, trong hoặc sau khi hành kinh. Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây bệnh là sự mất điều hòa trong lưu thông khí huyết ở 2 mạch Nhâm và Xung; khí huyết bị cản trở, ứ tắc lại mà gây đau. Sau đây là một số bài thuốc giúp điều trị bệnh này:
1. Thống kinh thể thực chứng: Bệnh nhân đau vùng hạ vị (trước và trong kỳ kinh); đau tức, chướng hoặc quặn thắt, ấn vào vùng hạ vị thì cảm giác đau tăng. Lượng kinh ít, sắc đỏ tím sẫm, có thể có máu bầm đen.
- Lá ngải cứu tươi 50 g (khô 30 g), gạo tẻ 100 g. Rửa sạch ngải cứu, thái vụn, cho vào nồi, đổ nước xâm xấp, đun khoảng 30 phút, bắc ra chắt lấy nước. Dùng nước chắt nấu cháo với gạo tẻ. Cháo chín thêm đường đỏ, đun sôi vài lượt là ăn được. Ăn nóng, ngày vài lần.
- Đậu đen 30 g, hồng hoa 6 g, đường đỏ 30 g. Đậu đen rửa sạch, rang thơm, cho vào nồi cùng hồng hoa, đổ khoảng 400 ml nước, đun sôi rồi để nhỏ lửa tới khi đậu chín nhừ. Lọc lấy nước, cho thêm đường đỏ, uống ngày 2 lần, mỗi lần 10-20 ml, uống trong 3 ngày trước kỳ kinh.
- Lá ngải cứu loại bánh tẻ 9 g, sinh khương (gừng tươi) 15 g, trứng gà 2 quả. Ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ; gừng tươi rửa sạch, đập giập, đổ 300 ml nước, cho trứng gà vào luộc, khi trứng chín thì bóc vỏ, cho vào đun tiếp với dịch thuốc trong 5 phút. Uống nước thuốc, ăn trứng gà. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn trong 3 ngày trước kỳ kinh.
- Hương phụ 8 g, thanh bì 6 g, ô dược 8 g, ích mẫu 12 g, sa nhân 6 g, ngưu tất 12 g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liên tục trước khi hành kinh khoảng 3 ngày.
- Xuyên tiêu 10 g, can khương 30 g, đại táo 30 g. Tất cả ngâm nước trong 1 giờ, đại táo cắt bỏ hạt, gừng thái lát, cho 400 ml nước vào đun sôi, rồi cho xuyên tiêu vào đun tiếp trong 10 phút, bắc ra chắt lấy nước uống nóng, chia 2 lần/ngày.
2. Thống kinh thể hư chứng: Bệnh nhân đau bụng âm ỉ vùng hạ vị, thường đau sau khi hành kinh, xoa bóp thì đỡ. Người mệt mỏi, sắc mặt nhợt, lượng kinh ra ít, màu kinh nhợt.
- Gà ác 1 con khoảng 1-1,5 kg, hoàng kỳ 100 g. Gà làm sạch, bỏ hết phủ tạng; hoàng kỳ rửa sạch, thái lát, nhồi vào bụng gà. Cho gà vào nồi, thêm 1.000 ml nước, đun sôi rồi vặn nhỏ lửa hầm tới khi gà chín nhừ, thêm mắm muối. Ăn thịt gà, uống nước hầm. Ăn trước khi hành kinh khoảng 3 ngày.
- Đương quy 90 g, gừng tươi 150 g, thịt dê 500 g. Đương quy, gừng tươi rửa sạch, thái lát nhỏ; thịt dê làm sạch, lọc bỏ màng mỡ, dùng nước nóng rửa sạch hết huyết đọng, thái miếng dài. Cho nước vào đun sôi, vớt bỏ váng bẩn, vặn nhỏ lửa hầm trong 1 giờ tới khi thịt dê chín nhừ là được. Ăn thịt, uống nước hầm (dùng hết trong 1 bữa). Ăn liên tục trong 3 ngày trước khi hành kinh.
- Bạch truật 10 g, đẳng sâm, hà thủ ô, long nhãn, kỷ tử, ý dĩ, bạch biển đậu mỗi thứ 12 g; kê huyết đằng, hoài sơn, ngưu tất mỗi thứ 16 g. Sắc uống ngày 1 thang, uống trước khi hành kinh khoảng 3 ngày.
ThS Phạm Đức Dương
 (Theo Sức Khoẻ & Đời Sống)

Nguyên nhân gây đau bụng kinh?

Đối với một số bạn nữ có thể nói mỗi kỳ kinh nguyệt như là 1 cơn ác mộng vậy. Cơ thể mệt mỏi, đau bụng, lưng,... là những triệu chứng thường gặp khi sắp đến hoặc trong kì kinh nguyệt. Kinh nguyệt không đều là nguyên nhân chính dẫn đến đau bụng kinh ở nữ giới, nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến vô sinh nữ.

Thế nào là "đau bụng kinh"

Ở nữ giới thường xuất hiện hiện tượng đau bụng dưới và thắt lưng trước và sau kì kinh nguyệt. Người bị nặng có thể thấy đau bụng dữ dội, sắc mặt tái đi, chân tay lạnh, thậm chí có thể dẫn đến hôn mê, tình trạng này được gọi là“ đau bụng kinh”, thường gặp ở nữ giới còn khá trẻ, và là một bệnh thường gặp, có những người có thể đau kéo dài đến mấy tiếng hoặc 1-2 ngày. Sau khi máu kinh thải ra ngoài thì cơn đau giảm dần. Vậy vì sao phụ nữ thường hay bị đau bụng kinh?

Nguyên nhân gây đau bụng kinh

Các chuyên gia phòng khám Phụ khoa chất lượng cao cho biết thông thường thì có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng kinh có thể do Bệnh phụ khoa, các yếu tố nội tiết, hoặc có thể do cả ngoại cảnh như không khí bị ô nhiễm, vận động mạnh...

Nhưng thường thì nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể kể đến như:

- Các bệnh phụ khoa như: vị trí nội mạc tử cung bất thường, viêm vùng chậu, u xơ tử cung, u nang cơ tử cung..., đặt vòng tránh thai trong tử cung cũng có thể dẫn đến đau bụng.

- Do tử cung không bình thường

+ Tử cung phát triển không tốt kết hợp với sự cung ứng máu bất thường gây thiếu máu, thiếu oxi cho tử cung gây đau bụng.
Vị trí của tử cung không bình thường: nếu tử cung của phụ nữ quá lùi về phía sau hoặc quá ngả về phía trước cũng sẽ ảnh hưởng đến máu kinh lưu thông gây đau bụng.

+ Tử cung quá co thắt: Tuy áp lực co thắt tử cung của những phụ nữ mắc chứng đau bụng kinh tương đương với những phụ nữ bình thường (áp lực bình thường khoảng 4.9Kpa), nhưng cơn co thắt tử cung kéo dài, và thường không dễ dàng thả lỏng lại bình thường, tất nhiên sẽ gây đau bụng do tử cung quá co thắt.

+ Tử cung co thắt không bình thường: Những người mắc chứng đau bụng kinh, tử cung thường co thắt không bình thường, vì vậy thường dẫn đến các cơ tử cung thiếu máu. Hiện tượng thiếu máu này lại dẫn đến sự co thắt các cơ gây đau bụng.

+ Ống cổ tử cung quá hẹp, kinh nguyệt lưu thông bị trở ngại gây đau bụng

- Các nguyên nhân khác


+ Nhân tố tinh thần và thần kinh: một bộ phận phụ nữ quá mẫn cảm với tình trạng đau bụng kinh
+ Nhân tố gen di truyền: con gái bị đau bụng kinh có mối liên quan nhất định đến người mẹ.
+ Yếu tố nội tiết: đau bụng trong kì kinh nguyệt có liên quan đến sự gia tăng của progesterone. Nội mạc tử cung và hàm lượng prostaglandin trong máu kinh tăng lên, prostaglandin tác động đến các cơ tử cung, làm chúng co lại gây đau bụng. Những người mắc chứng này có hàm lượng prostaglandin trong các mô nội mạc tử cung tăng cao rõ rệt hơn đối với những phụ nữ bình thường.

+ Vận động quá mạnh, trúng gió hoặc bị cảm lạnh trong kì kinh nguyệt đều gây đau bụng kinh.
+ Không khí không tốt, chịu những kích thích từ không khí của những chất hóa học hoặc công nghiệp như: xăng, dầu, hương nến…cũng gây nên đau bụng kinh.
+ Những người có kinh nguyệt lần đầu, áp lực tâm lý quá lớn, ngồi lâu gây tuần hoàn máu kém, máu kinh không lưu thông, thích ăn đồ lạnh... cũng có thể gây đau bụng kinh.

Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh có nhiều mức độ, một số chỉ cảm thấy đau âm ỉ ở bụng dưới hay sau lưng, nhiều người khác lại có những cơn đau quặn dữ dội. Đau nhiều nhất vào lúc bắt đầu hành kinh. Cũng có thể kèm theo cảm giác buồn nôn và nôn.

Đau bụng kinh rất hay gặp nhưng phần lớn nhẹ và không cần điều trị. Với vị thành niên gái thì đau bụng kinh đôi khi là nguyên nhân khiến các em phải nghỉ học. Bản thân đau bụng kinh không gây nguy hiểm cho sức khoẻ nhưng có thể là triệu chứng của một bệnh chính nào đó.

Nguyên nhân đau bụng kinh chưa rõ lắm nhưng có liên quan đến các trạng thái như: Viêm nhiễm Phụ khoa, táo bón, chấn động tâm lý, mất thăng bằng về hormôn và sự tăng cao nồng độ Prostaglandin (gây co thắt tử cung, ức chế sự cung cấp oxygen cho tử cung và làm tăng độ nhạy cảm thần kinh). Lạc nội mạc tử cung là một nguyên nhân cần nghĩ đến khi đau bụng kinh kéo dài và nặng hơn trước.

Nếu đau mới bắt đầu trong vòng 3 năm kể từ khi bắt đầu có kinh thì gọi là đau bụng kinh nguyên phát. Thể đau bụng kinh này được cho là do những thay đổi bình thường về hormôn trong khi hành kinh và có thể tồn tại trong suốt những năm sinh đẻ của người phụ nữ nhưng đôi khi đau bụng kinh nguyên phát tự nhiên hết sau khi sinh con.

Nếu kinh nguyệt đau ở phụ nữ đã từng có chu kỳ kinh bình thường hơn 3 năm thì gọi là kinh nguyệt đau thứ phát. Thể đau bụng kinh này thường gặp nhiều hơn và do một bệnh chính nào đó như lạc nội mạc tử cung, nhiễm khuẩn tiểu khung hay u sơ tử cung.

Thuốc giảm đau thông thường như aspirin, ibuprofen có thể có tác dụng tốt với những trường hợp đau bụng kinh nhẹ hay trung bình; cũng có thể có những thuốc khác để giảm đau như dùng thuốc tránh thai hoặc chống prostaglandine (chất gây tử cung co bóp). Với vô kinh thứ phát, cần tìm ra nguyên nhân chính đau bụng kinh. Vận động nhẹ nhàng, tắm nóng có thể giúp giảm đau.